Đường dây nóng phòng, chống bệnh do virus nCov 1900-9095 (Bộ Y tế), 0869990490 (Lãnh đạo Sở Y tế), 0905.108.844 (Tiếp nhận giải đáp, tư vấn các biện pháp về phòng, chống bệnh), 0905.285.620 (Tiếp nhận, giải quyết các vấn đề về phòng, chống dịch tại cộng đồng, khách sạn), 0903.583.881(BS. Nguyễn Thành Trung, PGĐ Bệnh viện Đà Nẵng), 0903.543.115 (BS. Trần Thị Hoàng, PGĐ Bệnh viện Phụ sản - Nhi); 0903.578.049 (BS. Lê Thành Phúc - GĐ Bệnh viện Phổi) 
Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo Đề án và Nghị định 85/2012/NĐ-CP
Người đăng tin: Test Test Ngày đăng tin: 17/01/2014 Lượt xem: 16

Theo quy định tại điều 88 của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các quy định hiện hành của pháp luật, giá dịch vụ khám, chữa bệnh thực hiện nguyên tắc tính đúng, thu đủ chi phí phục vụ người bệnh, khoản nào nhà nước đã chi thì không thu, còn lại phải huy động sự đóng góp của người bệnh, thông qua BHYT và đóng góp trực tiếp của người dân, nhằm bảo đảm phần chi của nhà nước và đóng góp của dân phải bằng chi phí bệnh viện đã bỏ ra để thực hiện dịch vụ, để bệnh viện có kinh phí để phục vụ và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.


Do giá dịch vụ khám, chữa bệnh liên quan trực tiếp đến người dân khi bị đau ốm, liên quan đến lộ trình BHYT toàn dân và cân đối Quỹ BHYT nên việc thực hiện phải hết sức thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng lộ trình và được Chính phủ quyết định thực hiện theo lộ trình sau:

(i) Năm 2013: Giá các dịch vụ được tính trên cơ sở các chi phí trực tiếp sau:

- Tiền thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện dịch vụ (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo định mức được cơ quan có thẩm quyền quy định),

- Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trực tiếp để thực hiện dịch vụ;

- Duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ.

- Chi phí chi trả phụ cấp thường trực, chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật (nếu điều kiện 2013 thuận lợi thì dự kiến điều chỉnh 6 tháng cuối năm).

(ii) Giai đoạn 2014-2017: Giá dịch vụ được tính trên cơ sở các chi phí sau:

- Các khoản chi phí như năm 2013;

- Chi phí về tiền lương:

+ Năm 2014-2015: chỉ tính 30% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực miền núi, Tây Nguyên và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 50% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến Trung ương và của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại;

+ Năm 2016-2017: tính 100% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 50% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến huyện còn lại;

- Chi phí nhân công thuê ngoài (nếu có). Chi phí đặc thù tối đa không quá 50% chi phí tiền lương của dịch vụ để chi trả thù lao nhằm khuyến khích, thu hút các chuyên gia, thầy thuốc giỏi làm việc tại đơn vị,

- Khấu hao tài sản cố định là máy móc thiết bị trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động vốn để đầu tư, mua sắm trang thiết bị để thực hiện dịch vụ (nếu có): được tính và phân bổ vào chi phí của các dịch vụ sử dụng nguồn vốn này.

- Chi phí gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo đảm hoạt động bình thường của bệnh viện.

(iii) Giai đoạn từ năm 2018 trở đi, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính đủ các chi phí để thực hiện dịch vụ.

- Các chi phí trực tiếp:

+ Chi phí về thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo định mức được cơ quan có thẩm quyền quy định);

+ Chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường;

+ Tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp; chi phí thuê nhân công thuê ngoài; Chi phí đặc thù tối đa không quá 50% chi phí tiền lương của dịch vụ.

+ Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ kỹ thuật;

+ Khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động vốn để đầu tư, mua sắm trang thiết bị để thực hiện dịch vụ (nếu có): được tính và phân bổ vào chi phí của các dịch vụ sử dụng nguồn vốn này.

- Chi phí gián tiếp;

+ Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo đảm hoạt động bình thường của bệnh viện.

+ Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng các kỹ thuật mới..

            * Chi phí về tiền lương được tính theo nguyên tắc sau: Đối với những dịch vụ có đơn giá tiền lương trong đơn giá của dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được tính theo đơn giá tiền lương đã được phê duyệt. Đối với những dịch vụ chưa được quy định đơn giá tiền lương trong đơn giá của dịch vụ thì chi phí về tiền lương được tính trên cơ sở hao phí lao động và mức tiền lương bình quân để thực hiện dịch vụ.

(iv) Về thẩm quyền quy định giá dịch vụ y tế của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập:

- Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp thanh toán theo dịch vụ; khung giá của từng loại bệnh, nhóm bệnh trong trường hợp thanh toán theo trường hợp bệnh, gồm 2 khung giá: Khung giá tính theo lộ trình nêu trên và Khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí và có tích lũy.

- Bộ Y tế quy định giá đối với các bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, các Bộ quy định giá đối với các bệnh viện do Bộ quản lý (hoặc áp dụng giá của bệnh viện cùng hạng tại địa phương), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định giá đối với các bệnh viện thuộc địa phương quản lý.

- Mức điều chỉnh giá dịch vụ y tế và thời điểm điều chỉnh giá dịch vụ y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phù hợp.

Riêng các đơn vị thuộc nhóm 1, nhóm 2, cơ sở thực hiện xã hội hóa của đơn vị sự nghiệp y tế công lập được quyết định giá trong phạm vi khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí do liên bộ ban hành.

 

 

Ghi chú:

Phân loại đơn vị sự nghiệp y tế công lập thành 04 nhóm dựa trên cơ sở mức độ bảo đảm chi phí hoạt động từ các nguồn thu, cụ thể:

- Nhóm 1: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển.

- Nhóm 2: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.

- Nhóm 3: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên.

- Nhóm 4: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao do nhà nước bảo đảm toàn bộ.

(Nguồn: Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám, bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập của Chính Phủ).

 

                Hoài Vi


Quản lý video Quản lý video

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

0 0 4 9 2 1 6 5 5
Hôm nay: 1.213
Hôm qua: 2.971
Tuần này: 7.079
Tháng này: 96.516
Tổng cộng: 4.921.655

Trang thông tin điện tử Sở Y tế thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: Tầng 23 Trung tâm Hành chính thành phố Đà Nẵng, 24 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 3821206     Fax: 0236 3826276     E-mail: syt@danang.gov.vn

Chịu trách nhiệm chính: BS CKII Trần Thanh Thuỷ - Phó Giám đốc phụ trách

Ghi rõ nguồn phát hành soyte.danang.gov.vn khi sử dụng nội dung từ website này

Chung nhan Tin Nhiem Mang